Ctrl+D

Đánh dấu để lưu lại

Tất cả

    SEARCH ITEMS

  • Thư viện Autocad
  • Thư viện 3ds max
  • Thư viện photoshop
  • Thư viện Sketchup
  • Thư viện Lumion
  • Thư viện Revit
  • Thư viện Map
  • Thư viện Vật liệu - HDRI
  • Giáo trình học tập
  • Đồ án kiến trúc
  • Hồ sơ thiết kế
  • Sách - Tạp chí kiến trúc
  • Phần mềm và Plugins
  • Phối cảnh 3D nội thất
  • Phối cảnh 3D ngoại thất

V-Ray Blend Material ( Phần 1)

Trang chủ  >   Giáo trình học tập >   Giáo trình học 3dsmax

  • V-Ray Blend Material ( Phần 1)
  • Có thể quan tâm

    V-Ray Blend Material ( Phần 1)

    Vật liệu hòa trộn trong V-Ray được xem là loại vật liệu khá hữu ích và mang tính khả dụng cao. Nó không có nhiều những tùy chọn tinh chỉnh độ bóng, mà chỉ sử dụng kết hợp nhiều loại sắc thái màu và độ bóng theo nhiều cách khác nhau.

    Bảng thông số ở đây khá đơn giản: bạn có một vật liệu cơ sở (Base material) và 9 lớp vật liệu hòa trộn (Coat material). Tất cả chúng đều có cùng chức năng (tương tự như các lớp layers trong Photoshop), vậy nên tổng cộng bạn sẽ có một cụm 10 lớp vật liệu. Mỗi một lớp theo sau lớp cơ sở đều có tùy chọn về hàm lượng hòa trộn (Blend amount) và map phân bố màu (Color map).

    Bạn có thể thấy khá phức tạp trong việc tạo vật liệu này. Thực ra bạn hoàn toàn không bị giới hạn bởi chỉ 10 lớp vật liệu, bạn có thể thêm một bản phối khác vào lớp cuối cùng nếu muốn và vẫn giữ được mối liên kết giữa chúng. Tuy nhiên, đó không phải là một cách hay được sử dụng trong thực tiễn. Việc thêm các lớp mới sẽ khiến việc render chậm và nặng hơn vì V-Ray phải tính toán tất cả các loại vật liệu trong bảng phối, sau đó mới tiến hành phối hợp chúng lại với nhau.  Vậy nên bạn có thể bị dính vào vũng lầy ngồi chờ đợi việc render nếu sử dụng quá nhiều loại vật liệu phối.

    Trong hầu hết các trường hợp, tối đa bạn chỉ nên dừng lại ở việc sử dụng 4 đến 5 lớp vật liệu phối, trong khi mức chuẩn là 2 đến 3 lớp. Việc sử dụng ít lớp vật liệu cũng giúp cho việc quản lý độ bóng được dễ dàng hơn.

    .

    Tài liệu liên quan

    Quảng cáo